Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Quảng Ninh: Xây dựng văn hóa giàu bản sắc gắn với thu hẹp khoảng cách vùng miền

29/05/2022 | 08:57

Quảng Ninh có kho tàng văn hóa khổng lồ, đặc sắc của 43 dân tộc anh em sinh sống, phân bổ khắp từ vùng núi biên giới, trung du, cho tới miền biển đảo và liên tục phát triển qua các thời kỳ. Từ nền tảng này, trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh đề ra nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh, gắn với thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền.

Quảng Ninh: Xây dựng văn hóa giàu bản sắc gắn với thu hẹp khoảng cách vùng miền - Ảnh 1.

Trình diễn nhảy lửa tại Lễ hội Bàn Vương lần thứ II, tháng 5/2022. Ảnh: Công Thành

Trong 2 ngày 7 và 8/5, huyện Ba Chẽ đã tổ chức Lễ hội Bàn Vương lần thứ II, là dịp để cộng đồng người dân tộc Dao tại địa phương thể hiện sự nhớ ơn tổ tiên, hướng về nguồn cội. Tại đây, nhiều nghi lễ, nghi thức đặc sắc, các hoạt động vui hội mang đậm tinh thần truyền thống (biểu diễn dân ca, dân vũ, trình diễn trang phục cổ, nhảy lửa, múa rùa, mùa ka đong, giao lưu ẩm thực địa phương...) do chính người dân địa phương tham gia, trình diễn. Đông đảo du khách bốn phương đến với Ba Chẽ dịp này cũng đều bày tỏ niềm yêu thích, cảm xúc ấn tượng với trải nghiệm văn hóa đặc sắc.

Điều này đã cho thấy thành quả từ sự chuẩn bị chu đáo của Ban tổ chức, cũng đồng thời cho thấy được những nỗ lực của Ba Chẽ trong bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống các dân tộc tại địa phương. Với cách làm đó, những năm qua, huyện Ba Chẽ đã khôi phục, nâng tầm các hoạt động văn hóa như lễ hội Miếu Ông - Miếu Bà, lễ hội trà Hoa vàng, lễ hội đình Làng Dạ... gắn liền với phát triển du lịch, phục vụ cho phát triển KT-XH địa phương, thu hẹp khoảng cách vùng miền.

Không chỉ riêng tại Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh hiện nay đã từng bước ghi dấu ấn về việc gìn giữ, phát huy bền vững giá trị di sản thiên nhiên, văn hóa. Đó là những di sản phi vật thể gồm âm nhạc, thơ ca, chữ viết, tri thức dân gian, nghề truyền thống... được quan tâm, lưu giữ. Các địa danh như núi Yên Tử, khu di tích nhà Trần tại Đông Triều, đền Cửa Ông, thương cảng cổ Vân Đồn, di tích Bạch Đằng, đền Xã Tắc... đang góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch phát triển mạnh.

Nhiều công trình văn hóa, thể thao được đầu tư mang tầm quốc gia, khu vực, như: Bảo tàng - Thư viện tỉnh, Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm, Trung tâm Thể thao vùng Đông Bắc, SVĐ Cẩm Phả... Những giá trị văn hóa, con người trong thời kỳ mới cũng được quan tâm xây dựng, bồi đắp thông qua phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở”, “CBCCVC thi đua thực hiện văn hóa công sở”, thực hiện bộ Quy tắc ứng xử “Nụ cười Hạ Long”...

Tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh, gắn với thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền trong tỉnh được xác định là một trong 3 khâu đột phá của nhiệm kỳ 2020-2025. Các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để triển khai nội dung này cũng đã được nêu rõ tại Chương trình hành động số 01-CTr/TU, ngày 9/10/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Trong đó bao gồm việc tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 9/3/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Đồng thời, chú trọng đến xây dựng văn hóa trong cơ quan, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư; đề cao tính tiên phong, gương mẫu trong văn hóa ứng xử của người lãnh đạo, cán bộ, đảng viên; phát huy vai trò của văn học, nghệ thuật và Hội Văn học nghệ thuật trong việc tạo nên những tác phẩm có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh...

Đối với địa bàn miền núi, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số, tỉnh xác định tăng tỷ lệ chi đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng viễn thông, hạ tầng văn hóa; xây dựng Đề án tổng thể về phát triển hoàn thiện hạ tầng giao thông, khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế du lịch, gắn với chuyển đổi kinh tế, cơ cấu lao động của địa phương, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân; nâng cao đời sống KT-XH đi đôi với giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số... Đồng thời đầu tư bảo tồn, trùng tu, tôn tạo và phát huy các di tích lịch sử, văn hóa trọng điểm trên địa bàn tỉnh; đổi mới cơ chế quản lý để phát huy tối đa hiệu quả của các thiết chế văn hóa, thể thao sau đầu tư...

Theo Cổng TTĐT Quảng Ninh

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×