Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Lung linh sắc màu văn hoá Việt - Nhật

07/09/2009 | 07:00

Lễ hội “ Những ngày giao lưu văn hoá Việt Nam - Nhật Bản” tại Hội An lần thứ VII năm 2009 đã khai mạc ngày 14/8 nhân dịp kỷ niệm 10 năm đô thị cổ Hội An (Quảng Nam) đã được UNESCO công nhận Di sản Văn hoá thế giới và đón Bằng công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm. Lễ hội mang ý nghĩa đặc biệt, với tầm vóc cấp quốc gia, gồm nhiều chương trình hoạt động thắm tình hữu nghị hết sức hoành tráng, ấn tượng và lung linh sắc màu văn hoá Việt - Nhật.

Những ngày Giao lưu Văn hóa Việt Nam - Nhật Bản Dự lễ khai mạc có Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Thượng nghị sĩ Nhật Bản Matsuda Iwao, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Sakaba Mitsuo, đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, tỉnh Quảng Nam và các cơ quan, tổ chức của Nhật Bản, cùng đông đảo nhân dân của địa phương, du khách trong và ngoài nước. Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt nêu rõ: Trong lễ hội “Những ngày giao lưu văn hoá Việt - Nhật Bản” “Phố người Nhật” từng tồn tại cách đây 400 năm tại Hội An - thành phố miền trung Việt sẽ được tái hiện lại. Những dấu tích từ xa xưa ở phố cổ Hội An vẫn được lưu lại đến ngày nay. Cách đây 10 năm khi nơi đây được UNESCO công nhận là di sản thế giới, nhiều chuyên gia Nhật Bản đã tới để hợp tác và tiếp tục nỗ lực đóng góp công sức trong việc bảo tồn di tích. Đây chính là minh chứng cho cơ duyên giao lưu sâu sắc Nhật Bản - Việt Nam hơn 400 năm qua…Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nước ta Nguyễn Thanh Sơn cũng đã khẳng định: Nhìn lại lịch sử từ những năm đầu thế kỷ 16, các thương gia Nhật Bản đã đến Hội An, đặt viên gạch đầu tiên cho quan hệ giao lưu giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản. Những dấu tích đó hiện vẫn còn được lưu giữ trân trọng tại Hội An như một minh chứng cho tình hữu nghị lâu đời giữa hai dân tộc. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản giờ đây đang phát triển mạnh mẽ, tốt đẹp hơn bao giờ hết trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục…tương xứng với tầm vóc “đối tác chiến lược”. Trong chương trình lễ hội, nhằm tôn vinh giá trị văn hoá dân tộc, một “Không gian văn hoá Việt” được bố trí ở khu vực từ cầu Quảng trường đến cầu Hội An với 30 gian nhà đủ các kiểu dáng đặc trưng giới thiệu những nền văn hoá đặc sắc Đông Sơn (Thanh Hoá), Cồng chiêng Tây Nguyên, Mỹ Sơn, Hội An… Đặc biệt là những màn trình diễn nghề độc đáo của các làng nghề nổi tiếng.Món cá rô làng Vũ Đại, bánh bao, bánh vạc cũng lần đầu tiên xuất hiện trong sự kiện văn hóa này. Ban tổ chức mời Giáo sư Trần Văn Khê, Giáo sư Hoàng Chương có những buổi trò chuyện về những vấn đề xung quanh sự phát triển của dòng nhạc dân tộc… Những đêm nhạc Du ca Trần Tiến, Ánh Tuyết và Đêm Văn Cao, Phan Huỳnh Điểu và Quê nhà… cũng là một trong những điểm mới làm phong phú nội dung chương trình giao lưu. Tại lễ hội, ngoài những hoạt động quen thuộc như trình diễn trà đạo, chụp ảnh với trang phục Yukata..., lần đầu tiên phía nước bạn Nhật Bản có sự góp mặt của 3 đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp với hơn 300 diễn viên tham gia các màn trình diễn đặc sắc như đánh trống Nhật Bản, biểu diễn piano của nghệ sĩ Highuchi Ayuko, đàn ghi ta…Lễ hội còn có hoạt động diễu hành đường phố với sự xuất hiện của Người đẹp Hoa anh đào, Người đẹp du lịch Hội An, Người đẹp XQ. Hội thảo “Hội An - 10 năm di sản văn hoá thế giới” cũng được tổ chức nhằm điểm lại những hoạt động cũng như những thành quả đã đạt được của Việt Nam trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá từ di sản đô thị cổ vốn mang nhiều dấu ấn văn hoá Nhật Bản. Nhân dịp Lễ hội đầy ý nghĩa này, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã trao Bằng công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm cho lãnh đạo tỉnh Quảng Nam và thành phố Hội An]]

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×