Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Hội thảo quốc tế: “Liên kết phát triển du lịch biển đảo và sông vùng đồng bằng sông Cửu Long”

31/05/2010 | 10:47

Sáng  28/5, tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, đã diễn ra hội thảo quốc tế “Liên kết phát triển du lịch biển đảo và sông vùng đồng bằng sông Cửu Long”. Đây là sự kiện thứ 2 nằm trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác kinh tế đồng bằng sông Cửu Long Kiên Giang 2010 (MDEC) với chủ đề “Phát huy lợi thế sông biển, phát triển kinh tế bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long”.

Hội thảo do Bộ VHTTDL, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, UBND tỉnh Kiên Giang chủ trì, cùng sự tham gia của các Bộ, Ngành, Tổng cục Du lịch, các nhà nghiên cứu, qui hoạch phát triển du lịch, các doanh nghiệp, hiệp hội du lịch, các nước Thái Lan, Campuchia, Nhật Bản...

Hợp tác phát triển tiềm năng kinh tế của các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông có ý nghĩa chiến lược quan trọng, nhất là về du lịch. Các quốc gia thuộc tiểu vùng sông Mê Kông đều thụ hưởng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng. Từ những cánh đồng lúa phì nhiêu, nguồn hải sản vô cùng phong phú, đến những khu dự trữ sinh quyển, khu du lịch sinh thái, các công trình lịch sử kiến trúc, các loại hình nghệ thuật... Riêng đồng bằng sông Cửu Long có 13 tỉnh thành phố đã có trên 120 di tích lịch sử được xếp hạng, nhiều khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận. Hàng năm khu vực này thu hút khoảng 6,5% lượng du khách tới Việt Nam.

Các nước tiểu vùng sông Mê Kông đều phát triển hướng tới toàn diện trong đó có du lịch. Thời gian qua với sự quan tâm của Nhà nước và chính quyền các cấp ở địa phương, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã đạt được nhiều thành tựu trong kinh tế - xã hội. Tuy nhiên sự phát triển đó chưa thật sự tương xứng với tiềm năng hiện có của cả vùng, nhất là lĩnh vực du lịch. Một trong những nguyên nhân cơ bản của sự chậm phát triển về du lịch đó là sự liên kết giữa các địa phương trong khu vực và cả nước cũng như các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông.

Từ thực tế đó sau một ngày sôi nổi tranh luận các nhà khoa học, các doanh nghiệp, các hiệp hội du lịch với nhiều tham luận sâu sắc, thực tiễn đã mang tới hội thảo thông tin, quan điểm cũng như chia sẻ kinh nghiệm tổ chức, phối hợp xây dựng và thực hiện các chương trình liên kết phát triển kinh tế du lịch bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long và hợp tác phát triển tam giác du lịch tiểu vùng sông Mê Kông Việt Nam – Campuchia - Thái Lan.  

HCTC
(tổng hợp)

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×