Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào Chăm tổ chức Lễ hội Katê năm 2018

20/09/2018 | 07:00

Lễ hội Katê năm 2018 của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn sinh sống trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận sẽ diễn ra trong 03 ngày từ 08-10/10.

Năm 2017, Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Ninh Thuận được đưa vào Danh mục văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: Báo Ninh Thuận

Theo đó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở thờ tự, các vị chức sắc và bà con tín đồ tổ chức Lễ hội Katê bảo đảm vui tươi, an toàn và tiết kiệm, ngày 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận đã có công văn số 3986/UBND-KGVX yêu cầu lãnh đạo các Sở, Ban ngành, Đoàn thể và các địa phương triển khai thực hiện một số nội dung sau:

UBND các huyện, thành phố phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể cung cấp tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở thờ tự, các vị chức sắc, chức việc và bà con tín đồ tổ chức lễ hội Katê đúng quy định; đồng thời tổ chức thăm hỏi các vị chức sắc, chức việc, các gia đình chính sách và tín đồ tiêu biểu ở địa phương.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo), UBND thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, Hội đồng chức sắc Chăm Bàlamôn tỉnh tổ chức khai mạc Lễ hội Katê truyền thống của đồng bào Chăm khu vực tháp Pô Klong Garai, phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm vào sáng ngày 9/10/2018; đồng thời tổ chức các hoạt động thể thao, văn hóa, văn nghệ truyền thống của dân tộc Chăm gắn với các hoạt động lễ hội Katê.

Công an tỉnh, Công ty Điện lực tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự và cung cấp điện đầy đủ trong thời gian tổ chức lễ hội Kate. Đài phát thanh và Truyền hình, Báo Ninh Thuận tổ chức đưa tin về những hoạt động lễ hội Katê; người tốt việc tốt, những điển hình tiêu biểu trong các chức sắc, chức việc và tín đồ Bàlàmôn tại địa phương…

Katê là lễ hội quan trọng nhất trong năm của đồng bào dân tộc Chăm theo đạo Bàlamôn tại tỉnh Ninh Thuận. Đến Ninh Thuận trong dịp này, du khách không những được chứng kiến các nghi thức độc đáo như Rước y phục, mở của tháp, tắm tượng thần mà còn được thưởng thức một nền nghệ thuật với những điệu trống Gi Năng và kèn Saranai cùng vang lên, hòa nhập với các điệu múa và làn điệu dân ca làm náo nức lòng người./.

Lan Anh (t/h)

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×