Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Nam Định: Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa

19/08/2020 | 15:52

Những năm qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) tỉnh đã xây dựng, triển khai kế hoạch, chương trình hành động cụ thể nhằm củng cố, nâng cao chất lượng các danh hiệu “Làng văn hóa” (LVH), “Gia đình văn hóa” (GĐVH) gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM); xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

Nam Định: Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa - Ảnh 1.

Làng quê xã Hải Phương (Hải Hậu) hôm nay.

Sở VH, TT và DL với vai trò là cơ quan thường trực BCÐ phong trào “TDÐKXDÐSVH” tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh kịp thời sửa đổi, bổ sung các quy định về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét công nhận các danh hiệu làng/xóm/gia đình văn hóa trên địa bàn. Các ngành thành viên BCÐ triển khai thực hiện phong trào “TDÐKXDÐSVH” theo chức năng nhiệm vụ được giao như: Ủy ban MTTQ tỉnh với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”, các phong trào xây dựng “Khu dân cư 5 không”, “Xã (phường, thị trấn) lành mạnh, không có tệ nạn xã hội”; Liên đoàn Lao động tỉnh với phong trào xây dựng “Ðời sống văn hóa trong công nhân, viên chức, người lao động”; Sở LÐ-TB và XH với các phong trào “Uống nước nhớ nguồn”, “Ðền ơn đáp nghĩa”; Sở GD và ÐT với các phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Khuyến học, khuyến tài”; Công an tỉnh với phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc”; Hội Phụ nữ tỉnh với phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”… Các huyện, thành phố kiện toàn nâng cao năng lực BCÐ phong trào “TDÐKXDÐSVH” các cấp; xây dựng triển khai chương trình, kế hoạch thực hiện phong trào, chủ động dành một phần ngân sách địa phương, vận động xã hội hóa xây dựng ÐSVH cơ sở; trong đó, tập trung đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa - thể thao hương ước, quy ước làng, thôn, xóm, tổ dân phố. Ở cấp xã, phường, thị trấn, Ban vận động xây dựng nếp sống văn hóa làng, thôn, xóm, tổ dân phố hoạt động tích cực, giải quyết tốt các vấn đề về ANTT, an toàn xã hội, công tác dân số - KHHGÐ…; vận động người dân đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi điện, đường, trường, trạm theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, góp phần làm cho diện mạo quê hương ngày càng đổi mới.

Trong xây dựng GÐVH, các địa phương đã làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung, tiêu chí, tiêu chuẩn đăng ký GÐVH, đồng thời tổ chức việc bình xét công khai, dân chủ, đúng quy định. Số lượng, chất lượng GÐVH tăng dần theo từng năm. Từ năm 2015 đến 2019, tỷ lệ hộ đạt danh hiệu GÐVH toàn tỉnh tăng từ 79,6% lên 85% với số lượng từ 466.579 lên 521.160 GÐVH; trung bình mỗi năm tăng hơn 1,3%. Việc thực hiện tiêu chuẩn GÐVH đã góp phần tích cực trong việc bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam cũng như xây dựng các mô hình: “Gia đình bình đẳng, ấm no, hạnh phúc”, “Gia đình nông dân văn hóa”, “Gia đình học tập”. Các GÐVH luôn ý thức trách nhiệm của mình trong việc chấp hành các chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thực hiện các phong trào thi đua xây dựng NTM, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Phong trào xây dựng LVH ở tỉnh ta được phát động từ rất sớm (năm 2000) với mục tiêu “Xây dựng cộng đồng dân cư có đời sống kinh tế phát triển, đời sống tinh thần phong phú, củng cố, gắn kết mối quan hệ giữa các thành viên trong mỗi gia đình, dòng họ và thôn, xóm”. Kết quả xây dựng GÐVH cũng góp phần nâng cao chất lượng phong trào xây dựng LVH với số lượng tăng từ 1.907 LVH (năm 2015) lên 3.495 LVH (năm 2019), tỷ tệ tăng từ 53,5% lên 96,1%. Phong trào xây dựng LVH đã phát huy tốt vai trò tự quản, đoàn kết cộng đồng cùng chung tay giúp đỡ các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn để “không ai bị bỏ lại phía sau”.

Thực tế các mô hình “Gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”, “Gia đình vượt khó đi lên”, “Gia đình nhiều thế hệ chung sống mẫu mực” đã góp phần đắc lực cho hiệu quả của phong trào xây dựng GÐVH. Ðời sống kinh tế, tinh thần của người dân tại các làng (xóm) văn hóa từng bước phát triển; tỷ lệ hộ nghèo giảm dưới 1%; cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng; việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang có chuyển biến tích cực; nhiều giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn; cảnh quan môi trường, ANTT tại các khu dân cư được đảm bảo; phong trào văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao ngày càng phát triển.

Việc nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa đã đóng góp quan trọng trong thực hiện các tiêu chí văn hóa - xã hội của chương trình xây dựng NTM, xây dựng NTM nâng cao hướng tới NTM kiểu mẫu, thực hiện nếp sống văn minh đô thị, xây dựng ÐSVH cơ sở, môi trường văn hóa lành mạnh, phát triển kinh tế - xã hội. Trong mọi thời đại, nhất là hiện nay, văn hoá và con người luôn là nguồn nội lực quan trọng của chiến lược phát triển bền vững đất nước. Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trường, cuộc sống số với sự tác động nhanh và mạnh của internet, ảnh hưởng tiêu cực đến các gia đình, đời sống văn hóa cộng đồng. Ðể nâng cao chất lượng danh hiệu “Làng văn hóa”, “Gia đình văn hóa”, thời gian tới, BCÐ phong trào “TDÐKXDÐSVH” các cấp tăng cường tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện phong trào “TDÐKXDÐSVH” của BCÐ Trung ương, Thủ tướng Chính phủ, Bộ VH, TT và DL; Quyết định số 27/QÐ-UBND ngày 19-9-2017 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét công nhận các danh hiệu văn hóa và thực hiện nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 07/NQ-TU ngày 9-6-2016 của Tỉnh ủy về xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa. Các huyện, thành phố hướng dẫn các địa phương đăng ký đạt chuẩn danh hiệu văn hóa; đồng thời, th­ường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các phong trào, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho cơ sở. Nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền đối với phong trào “TDÐKXDÐSVH” nói chung, xây dựng các danh hiệu văn hóa nói riêng; chú trọng bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ văn hóa các cấp; tăng cường đầu tư cho các thiết chế văn hóa, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong sinh hoạt và hưởng thụ văn hóa của các tầng lớp nhân dân. Thường xuyên tiến hành thanh tra, kiểm tra việc xét, công nhận các danh hiệu văn hóa; khen thưởng, biểu dương kịp thời các điển hình tiên tiến và nhân rộng các mô hình mới, cách làm hay, hiệu quả trong thực hiện phong trào “TDÐKXDÐSVH”./.

Theo Báo Nam Định

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×