Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Kinh nghiệm, giải pháp trong công tác tuyên truyền góp phần xây dựng đời sống văn hóa, phát triển kinh tế địa phương

15/11/2023 | 20:54

Đây chính là trường hợp của ông Nguyễn Xuân Chằm (sinh năm 1951, dân tộc Mường), là người có uy tín tại thôn Bưởi, xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội.

Bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống

Huyện Ba Vì có 07 xã vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi (xã: Minh Quang, Khánh Thượng, Ba Vì, Vân Hòa, Yên Bài, Tản Lĩnh, Ba Trại) với 76 thôn, là nơi sinh sống tập trung của đồng bào dân tộc thiểu số. Diện tích tự nhiên 19.943ha (chiếm 47% diện tích toàn huyện), dân số có 76.925 người/18.710 hộ, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có 29.480 người/6.993 hộ (chiếm khoảng 38,3% dân số vùng dân tộc). Tổng số người có uy tín hiện có 76 người/76 thôn, trong đó: có 51 người Dân tộc Mường (chiếm 67,1%); 03 người Dân tộc Dao (chiếm 3,9%); 22 người Dân tộc Kinh (chiếm 28,9%).

Kinh nghiệm, giải pháp trong công tác tuyên truyền góp phần xây dựng đời sống văn hóa, phát triển kinh tế địa phương - Ảnh 1.

Việc bảo tồn văn hóa truyền thống luôn được quan tâm (ảnh minh họa)

Khánh Thượng là một xã miền núi nằm ở sườn tây núi Ba Vì, diện tích tự nhiên 28,82 km. Toàn xã có 12 thôn. Xã có địa bàn rộng, đời sống của nhân dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, xã thế mạnh phát triển trang trại trồng trọt, chăn nuôi. Địa phương có các sản phẩm nổi bật như cam, bưởi, miến dong, gà đồi...Tuy nhiên điều kiện phát triển kinh tế còn chậm, trình độ dân trí chưa đồng đều. Thôn Bưởi là thôn nằm ở trung tâm xã Khánh Thượng, là một thôn có địa bàn rộng với diện tích tự nhiên là 118,2 ha địa hình đồi núi quanh co phức tạp, toàn thôn có 142 hộ trong đó hộ là người dân tộc thiểu số chiếm tới 64%, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, đời sống kinh tế của người dân chủ yếu thu nhập từ nông nghiệp, chăn nuôi nên còn nhiều khó khăn phụ thuộc vào giá cả thị trường.

Với đặc thù là một xã miền núi trong đó người DTTS sinh sống là chủ yếu việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của các DTTS trước sự phát triển của công nghệ, sự phát triển của nền kinh tế thị trường càng trở nên quan trọng, bản thân ông Nguyễn Xuân Chằm là người dân tộc Mường, nên đã tuyên truyền, vận động con cháu trong gia đình, nhân dân trong sinh hoạt hàng ngày thường xuyên nói tiếng dân tộc bảo tồn tiếng nói của người Mường không để tiếng nói của các DTTS ngày bị mai một. Cùng với đó ông cũng tham gia và truyền dạy bảo tồn các làn điệu của nghệ thuật Cồng Chiêng một trong những nét văn hóa nghệ thuật đặc sắc của người dân tộc Mường.

Mỗi dân tộc đều có những trang phục đặc sắc riêng và người dân tộc Mường cũng vậy, trang phục của người Mường không lộng lẫy, rực rỡ như nhiều dân tộc khác, trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Mường trang nhã, hài hòa, tuy nhiên trang phục người Mường cũng có nguy cơ bị mai một hiểu được tầm quan trọng đó tôi đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền tuyên truyền nhân dân những ngày lễ hội của thôn, xóm, của dân tộc nhân dân trong thôn sẽ chuẩn bị những bộ quần áo Mường thật đẹp góp phần giữ gìn và lan tỏa cho thế hệ trẻ hiểu được giá trị của trang phục truyền thống dân tộc và tự hào, phát huy.

Góp phần phát triển kinh tế 

Bên cạnh việc bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống ông Chằm cũng góp công sức của mình trong phát triển kinh tế cùng địa phương. Ông cùng với các thành viên trong thôn tuyên tuyền vận động nhân dân chuyển dịch cơ cấu, cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh cải tạo vườn tạp liền kề thành những vùng sản xuất tập trung, mở rộng và phát triển các vùng sản xuất quy mô lớn nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, điển hình như hộ ông Trần Hồng Tiến, đã mạnh dạn cải tạo hơn 1ha đất đồi và thực hiện chuyển đổi từ cây dong giềng sang trồng cà chua, dưa chuột theo mô hình canh tác hữu cơ, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế. Thời gian gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Khánh Thượng đang tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đưa các loại cây có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất để thay thế những diện tích sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả. Qua đó, góp phần gia tăng giá trị canh tác, từng bước cải thiện, nâng cao thu nhập cho gia đình.

Kinh nghiệm, giải pháp trong công tác tuyên truyền góp phần xây dựng đời sống văn hóa, phát triển kinh tế địa phương - Ảnh 2.

Nhờ phát triển kinh tế, nhiều hộ dân nơi đây được nâng lên (ảnh minh họa/quocphongthudo.vn)

Do có nhiều kinh nghiệm, giải pháp trong công tác tuyên truyền, vận động đã góp phần phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa nhân dân thôn Bưởi, đến nay đời sống của người dân trong thôn được nâng lên đáng kể, thu nhập bình quân đầu người đạt 52 triệu đồng/người. Số hộ khá và giàu chiếm hơn 70%; thôn chỉ còn 4 hộ nghèo, 01 hộ cận nghèo, các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao thường xuyên được tổ chức tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho người dân, số hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa hằng năm trên 92%. Nhiều năm qua Thôn Bưởi là một trong số thôn tiêu biểu trong các phong trào thi đua của xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì.

Với những đóng góp tích cực cho địa phương về phát triển văn hóa cũng như kinh tế, ông được tập thể người uy tín trong xã bình xét là người uy tín tiêu biểu xuất sắc được cấp trên ghi nhận như: Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc, Giấy khen của Ban dân tộc Thành phố, Giấy khen của UBND huyện Ba Vì, Giấy khen của UBND xã.

Nhị Xuân

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×