Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Hội thảo “Đổi mới tư duy tiểu thuyết” tại Hà Nội

28/02/2018 | 14:27

Trong khuôn khổ các hoạt động của Ngày thơ Việt Nam năm 2018, sáng 28/2, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức  hội thảo “Đổi mới tư duy tiểu thuyết” hưởng ứng cuộc thi tiểu thuyết 2017 - 2020 với sự tham gia của đông đảo các nhà văn thuộc nhiều lứa tuổi.

 

Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: Gia Linh

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, nhà văn Bùi Việt Thắng cho biết, cách đây 16 năm, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức thành công Hội thảo lần thứ nhất “Đổi mới tư duy tiểu thuyết”, đây cũng là tiền đề cho các cuộc thi tiểu thuyết lần thứ II, III, IV do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Qua các cuộc thi tiểu thuyết từ 1988 đến nay đã có gần 1000 tiểu thuyết được in ra hoặc còn trong dạng bản thảo. Tuy nhiên, vấn đề nhà văn Bùi Việt Thắng đặt ra là “Vì sao gần 20 năm đầu thế kỷ XXI, thiểu thuyết tuy tăng trưởng về số lượng nhưng chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu chính đáng của công chúng nghệ thuật, thậm chí chính nhà tiểu thuyết cũng kêu lên “Có rừng mà không thấy cây to” (Bùi Việt Sỹ)? Phải chăng vấn đề cốt tử vẫn là “đổi mới tư duy tiểu thuyết”?

“Đổi mới tư duy tiểu thuyết” là vấn đề không mới nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của văn chương, bởi như nhà văn Bùi Việt Thắng đã nhận định, “văn chương cũng như cách mạng, phải liên tục đấu tranh để phát triển và muốn phát triển bền vững thì phải triệt để và thường trực đổi mới. Đổi mới xã hội và nghệ thuật là một quá trình liên tục và biện chứng”.

Xoay quanh chủ đề “Đổi mới tư duy tiểu thuyết”, thông qua 15 tham luận tại hội thảo, các đại biểu đã đề cập đến các vấn đề nóng bỏng của tiểu thuyết đương đại như: vấn đề kế tục thế hệ; vấn đề quan niệm về tiểu thuyết; vấn đề đổi mới tư duy tiểu thuyết bắt đầu từ đâu; các nguyên tắc sáng tạo tiểu thuyết lịch sử; vị thế của tiểu thuyết tư liệu trong văn học đương đại; “cơn sốt hậu hiện đại” trong văn giới; xu hướng đối thoại chính trị trong tiểu thuyết đương đại…

Trong bối cảnh văn học Việt Nam nói chung, tiểu thuyết nói riêng đang đứng trước nhiều thách thức của thời đại toàn cầu hóa với sự phát triển vượt bậc của công nghệ nghe nhìn và internet, để tiếp tục tồn tại và phát triển, không ai khác chính các nhà văn cần nỗ lực đổi mới chính mình để mang đến những tác phẩm có giá trị và đáp ứng nhu cầu thưởng thức các “món ăn tinh thần” chất lượng ngày càng cao của công chúng. /.

Gia Linh

 

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×