Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Đoàn giám sát của Quốc hội làm việc với Bộ Lao động, Thương binh và xã hội về chương trình giảm nghèo

26/08/2023 | 11:00

Mới đây, Đoàn giám sát của Quốc hội đã làm việc với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Kết quả giảm nghèo tuy đạt mục tiêu nhưng chưa bền vững

Báo cáo với Đoàn giám sát của Quốc hội về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh biết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các bộ khẩn trương thực hiện thủ tục thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 ngay sau khi được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình; chỉ đạo, đôn đốc các bộ, ngành và địa phương xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình.

Đoàn giám sát của Quốc hội làm việc với Bộ Lao động, Thương binh và xã hội về chương trình giảm nghèo - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh báo cáo việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư CTMTQ giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phân bổ ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 và năm 2021, 2022, 2023 cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện Chương trình. Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021- 2025 cho các địa phương và giao dự toán ngân sách trung ương năm 2021, 2022, 2023 thực hiện Chương trình. Ban Chỉ đạo Trung ương các CTMTQG để chỉ đạo chung 03 Chương trình, được kiện toàn từ trung ương tới địa phượng tạo cơ chế quản lý đồng bộ, thống nhất. Công tác thông tin, tuyên truyền, truyền thông về Chương trình được đặc biệt quan tâm thực hiện, đổi mới phương thức thực hiện; công tác giám sát đánh giá được chú trọng, tăng cường.

Hệ thống cơ chế, chính sách giảm nghèo được ban hành đồng bộ, toàn diện. Các chính sách giảm nghèo thường xuyên đã góp phần hỗ trợ cho người nghèo tiếp cận hiệu quả các dịch vụ xã hội cơ bản; các chính sách tín dụng xã hội đã hỗ trợ người dân vay vốn để tổ chức sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tạo sinh kế; nguồn lực xã hội hóa góp phần hỗ trợ người dân giải quyết một số nhu cầu cấp thiết như nhà ở, sinh kế, cải thiện đời sống.

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, ước tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều năm 2023 còn 2,93% (giảm 1,1%); tỉ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo còn khoảng 33% (giảm 5,62%); tỉ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số còn khoảng 17,82% (giảm 3,2%), đạt chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao. Dự kiến cuối năm 2023, có thêm 9 xã được công nhận hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, tổng cộng 10/54 xã, đạt khoảng 18,5% so với mục tiêu 30% theo chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, đại diện Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế trong triển khai thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Cụ thể, việc ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện một số nội dung, hoạt động về quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và về giáo dục nghề nghiệp còn chậm so với yêu cầu tiến độ quy định tại Quyết định số 1705/QĐ-TTg ngày 12/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Một số văn bản hướng dẫn sau khi ban hành còn vướng mắc ảnh hưởng đến việc thực hiện Chương trình tại địa phương; Việc phân bổ vốn còn chưa đáp ứng yêu cầu về tiến độ; Kết quả giảm nghèo tuy đạt mục tiêu nhưng chưa bền vững do người dân dễ rơi vào tình trạng tái nghèo vì các lý do khách quan (ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, thiên tai… đến đời sống người nghèo)...; Một bộ phận nhỏ người dân vẫn còn tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, chưa có ý thức và hỗ trợ người khác vươn lên thoát nghèo bền vững...

Cán bộ làm công tác giảm nghèo từ trung ương tới địa phương chưa đáp ứng yêu cầu về số lượng

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho rằng, nguyên nhân khách quan của những tồn tại này là do việc phân bổ vốn chưa đáp ứng tiến độ vì trong 7 tháng đầu năm 2021, chưa có cơ sở pháp lý quy định việc tiếp tục thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Quý IV năm 2021 là thời gian Hội đồng thẩm định nhà nước thực hiện quy trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình theo Luật Đầu tư công. Do vậy, năm 2021, chưa có đủ căn cứ pháp lý để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án phân bổ nguồn vốn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình. Nguồn vốn ngân sách trung ương bổ sung thực hiện Chương trình năm 2021 được bố trí còn thấp, chậm, bố trí vào cuối năm nên các bộ, ngành và địa phương không có nguồn lực từ ngân sách trung ương để thực hiện Chương trình trong năm 2021.

Đoàn giám sát của Quốc hội làm việc với Bộ Lao động, Thương binh và xã hội về chương trình giảm nghèo - Ảnh 2.

Toàn cảnh phiên làm việc.

Năm 2022, việc thực hiện các quy trình, thủ tục và một số bộ, ngành, địa phương chậm trễ trong quá trình xây dựng kế hoạch và đề xuất kinh phí, thẩm định nguồn vốn thực hiện Chương trình theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Vấn đề này, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội. Lãnh đạo Bộ cũng cho biết, riêng việc phân bổ 700 tỷ đồng vốn sự nghiệp ngân sách trung ương năm 2022 thực hiện Chương trình chưa bố trí thực hiện nội dung “hỗ trợ nhà ở” và “cải thiện dinh dưỡng”, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính thừa ủy quyền Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội để xem xét, phân bổ và Bộ Tài chính đề xuất phân bổ trong giai đoạn 2024-2025...

Về nguyên nhân chủ quan, đại diện lãnh đạo Bộ cho rằng, thứ nhất, do công tác phối hợp giữa các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa chặt chẽ, trách nhiệm đề xuất xây dựng kế hoạch thực hiện chưa cao, chưa chủ động dẫn tới sự chậm trễ trong ban hành văn bản, đề xuất và phân bổ vốn thực hiện Chương trình. Một số địa phương báo cáo còn chậm, số liệu chưa chính xác; chưa huy động được nhiều nguồn lực xã hội hoá; một số dự án triển khai còn chậm, manh mún, dàn trải....

Thứ hai, cán bộ làm công tác giảm nghèo từ trung ương tới địa phương chưa đáp ứng yêu cầu về số lượng, còn kiêm nhiệm và thường xuyên thay đổi vị trí công tác ảnh hưởng đến chuyên môn, tiến độ công việc.

Thứ ba, ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành còn hạn chế dẫn tới việc tổng hợp, báo cáo chậm, chưa có số liệu tổng hợp kịp thời làm căn cứ ra quyết định điều chỉnh.

Thứ tư, công tác truyền thông tuy được đầu tư nguồn lực và huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nhưng vẫn còn một số nơi thực hiện chưa thực sự hiệu quả, tính hình thức hoặc truyền thông chưa sát đối tượng, chưa phù hợp với điều kiện, đặc thù vùng miền./.

T.Linh

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×