Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Chính sách phát triển văn hóa đọc của Thụy Điển

01/07/2017 | 09:32

Quyền ngôn ngữ, về cơ bản thể hiện tính chất dân chủ và sự tự do ngôn luận. Người ta đạt được ngôn ngữ thông qua nền văn học và vì vậy mà ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong tất cả các chính sách văn hóa quốc gia. Trong một vài năm trở lại đây, Thụy Điển đã coi vấn đề đó là một ưu tiên hàng đầu và sự hỗ trợ của nhà nước dành cho nền văn học và việc đọc đã tăng lên gấp đôi.

I. Giới thiệu

1. Thụy Điển- một quốc gia đa dạng văn hóa

Thụy Điển đã thay đổi từ một đất nước với sự đồng nhất đơn điệu bao quanh của nền văn hóa thành một xã hội của nhiều nền văn hóa khác nhau. Trong quy mô dân số chỉ vượt qua con số 8 triệu người, đã có gần 1 triệu người được sinh ra ở các quốc gia khác. Để minh chứng cho điều này, bạn hãy leo lên chiếc tàu điện ngầm Stockholm để đến Tensta và bất thình lình, bạn phát hiện ra mình đang ở Iran hoặc là Somalia. Thư viện Tensta, ở vùng ngoại ô của thành phố Stockholm, có 40.000 đầu sách được viết bằng 50 thứ ngôn ngữ khác nhau.

(Ảnh minh họa: pcgvietnam.com)

Báo chí và những ấn phẩm xuất bản định kì đến từ khắp nơi trên thế giới là một trong số những phương tiện thông tin đại chúng phổ biến nhất. Công việc liên quan đến thiếu nhi phải dựa trên cơ sở chắc chắn, lý lẽ thuyết phục rằng một kiến thức vững vàng về thứ tiếng mẹ đẻ của mình là cơ sở nền tảng tốt nhất cho việc học thêm một ngôn ngữ mới. Tất cả mọi đứa trẻ đều được tặng một món quà, Quyển sách đầu tiên của đứa trẻ, cùng với những câu chuyện kể cho những em bé. Hai người phụ nữ, một người nói tiếng Ả Rập và một người kia nói ngôn ngữ Sômali cùng làm việc như là những hoa tiêu ngôn ngữ, nhằm kích thích, thúc đẩy sự rèn luyện, huấn luyện đào tạo ngôn ngữ cho những đứa trẻ bằng những buổi kể chuyện. Ngoài ra, các hoa tiêu ngôn ngữ cũng sẽ làm việc như là những người xây dựng cầu nối giữa thư viện và những cô gái nói tiếng Ả Rập trong khu vực.

Các em thiếu nhi, cũng như là những người đã trưởng thành có nhu cầu rất lớn để nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ với công việc nhà của họ. Hầu hết những người lớn đều không liên lạc với những người Thụy Điển khác và họ rất hiếm khi nói tiếng Thụy Điển ở nhà. Việc hiểu những từ ngữ trong một cuốn sách giáo khoa cũng là một vấn đề lớn. Thư viện Tensta đã thành công trong việc đem lại những sự hỗ trợ, giúp đỡ về vấn đề việc nhà từ cách đây 10 năm. Ở thời điểm hiện tại, có khoảng 20 người đang thực hiện cung cấp những sự giúp đỡ, hỗ trợ đó trên cơ sở hoàn toàn tình nguyện.

Quá trình lớn lên và trưởng thành trong những nền văn hóa khác nhau và trong những môi trường ngôn ngữ khác nhau cũng thường đưa đến sự thật rằng những đứa trẻ nhập cư hầu như chẳng bao giờ cảm thấy thoải mái như ở quê hương của mình, mà ngược lại, chúng luôn cảm thấy lạc lõng. Những khả năng về ngôn ngữ của chúng bị sa sút, mai một dần, tồi tệ nhất là khi sự sa sút khả năng ngôn ngữ đó đem lại kết quả là “bán ngôn ngữ”, là tình trạng của những đứa trẻ lớn lên mà không biết một thứ ngôn ngữ nào đủ rõ ràng để có thể giao tiếp, để có thể diễn đạt, truyền tải những cảm xúc hay ý nghĩ của chúng hoặc để hiểu những người khác nói hay viết điều gì.

Bên cạnh những cuốn sách và những câu chuyện cổ tích, các thủ thư cũng gặp những đứa trẻ và bố mẹ của chúng hàng tuần. Những phương pháp cơ bản của họ là đọc cùng nhau, nhìn vào tranh và nói chuyện về những bức tranh đó, kể chuyện và thảo luận với những đứa trẻ và bố mẹ của chúng. Cũng có những chuyến đến thăm các thư viện để mượn sách và để tìm kiếm xem có thứ gì đang được bán giảm giá. Khi những đứa trẻ đã có được nền tảng ngôn ngữ cơ bản của chúng, chúng sẽ có thể bắt đầu tự kể chuyện, vẽ và có thể viết những câu chuyện của riêng mình hoặc viết cùng với những người khác. Những hoạt động riêng của bản thân những đứa trẻ là nền tảng cơ bản cho sự thành công của sáng kiến này. Củng cố nhân dạng của những đứa trẻ là nguyên lý cơ bản của dự án có tên gọi là “ Alfons opens the door” (tạm dịch là “Alfon rộng mở đón chào”, một dự án văn học dành cho trẻ em và được thực hiện với những trẻ em nhập cư ở Halmstad và Falkenberg, hai địa điểm thuộc khu vực duyên hải của Thụy Điển.

Thư viện quốc tế ở Stockholm với 200.000 đầu sách được viết bằng hơn 100 thứ ngôn ngữ, là thư viện công cộng với số lượng đầu sách bằng tiếng nước ngoài lớn nhất Thụy Điển. Những độc giả đọc sách tiếng Ả Rập có khá nhiều sự lựa chọn với số lượng sách viết bằng ngôn ngữ này vượt qua con số 17.000. Những người nói tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ba Tư có thể tìm thấy một thứ gì đó đáng để đọc trong số 14.000 bìa sách trong thư viện. Và bên cạnh đó có khoảng 12.000 cuốn sách để xem lướt qua dành cho những ai đọc sách bằng tiếng Thổ Nhĩ Kì.

Các thư viện công cộng, đối với những người dân nhập cư, là những địa điểm cực kì quan trọng, ở đó người ta không phải trả bất kỳ thứ tiền phí nào, bạn cũng có thể gặp gỡ bạn bè, tìm kiếm cho bản thân một tờ báo từ quê hương của mình, hay một số cuốn sách viết bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn. Tuy nhiên, khả năng viết và diễn đạt, biểu lộ ý kiến của bản thân mình bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn cũng hết sức quan trọng. Kể từ năm 1977, trợ cấp của nhà nước dành cho nền văn học cũng đã bao gồm việc xuất bản các sách viết bằng những ngôn ngữ của dân nhập cư và ngôn ngữ của số ít những cư dân trên đất nước Thụy Điển. Hằng năm, có khoảng từ 50-80 cuốn sách nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ như thế. Các nhà xuất bản này có quy mô tương đối nhỏ, và thường thường bán các cuốn sách của họ từng cuốn từng cuốn một với số lượng ít. Tuy nhiên, một vài trong số đó, đặc biệt là những nhà xuất bản thuộc dân tộc Kurd – là những diễn viên trên thị trường quốc tế, luôn thu hút được những nhà văn, những cây viết có tài năng và những người mua trên toàn thế giới.

Thiếu nhi và những người trẻ tuổi luôn được xếp vào hàng ưu tiên. Rất nhiều trong số những quyền ưu tiên đó là bản dịch của các sách dành cho thiếu nhi bằng tiếng Thụy Điển. Nguyên tắc cơ bản ẩn sâu ở đây là, bất kể nói bằng ngôn ngữ nào thì mọi trẻ em đều có thể chia sẻ với nhau một nền văn học chung. Trong thời điểm hiện tại, trên thị trường sách có khoảng 240 tiêu đề sách dành cho thiếu nhi. Những cuốn sách này đã được giới thiệu trong một bản danh mục liệt kê mới phát hành bởi Hội đồng Văn hóa Quốc gia Thụy Điển.

Thị trường tiềm năng dành cho các sách viết bằng tiếng Somali, tiếng Digan hay ngôn ngữ của người dân tộc Kurd, tương đối nhỏ trong mối quan hệ so sánh tương quan với thị trường dành cho sách bằng tiếng Anh hay tiếng Thụy Điển, đề cập đến cùng một vấn đề, cũng tương tự như những điều kiện, hoàn cảnh tồn tại của chúng. Dẫu vậy, vẫn có những cơ hội mà một nguồn vốn trợ cấp của chính phủ có thể kích thích, bắt đầu những tiềm năng bất ngờ, mà trước đây không được dự đoán trước. Cách đây một năm, cuốn sách Pippi Longstocking được viết bởi Astrid Lindgren đã được cho xuất bản bằng ngôn ngữ của người Digan. Đằng sau những thời khắc của việc xuất bản đó là hàng chuỗi những năm của công việc kiên trì và tiên phong. Nó bao gồm công việc của rất nhiều người, nhất là những thế hệ người cao tuổi Digan, những người đã trả lời những câu hỏi về những từ ngữ và thành ngữ, cách diễn đạt cổ xưa. Có những từ ngữ đã phải được sáng tạo thêm, ví dụ như từ “fire-hose” (ống vòi rồng), bởi vì nó không tồn tại trong ngôn ngữ của những người Digan. Cuốn sách này có bán như là các ấn phẩm được in theo yêu cầu.

2. Những thói quen đọc sách của người dân Thụy Điển

Người ta thường nói rằng Thụy Điển là quốc gia của những người đọc sách. Chúng tôi đọc sách viễn tưởng, hư cấu, đọc sách khoa học kĩ thuật và những cuốn sách chuyên môn, báo chí và những ấn phẩm xuất bản định kì. Chúng tôi thậm chí còn đọc những bài khóa, những đoạn văn viết ở đằng sau tấm bìa cát tông thùng đựng sữa. Mỗi ngày, ước tính có khoảng 40% người dân đọc sách. Chúng tôi bị vây quanh bởi những chữ viết trong suốt những giờ tỉnh táo.

Bởi vậy, có phải chính thói quen đọc sách cần cù mà chúng tôi sở hữu là hệ quả của chính sách văn học của Chính phủ, nhà nước? Hay là nhờ biện pháp quảng bá, tiếp thị hiệu quả bởi các nhà xuất bản và các hiệu sách? Hay đơn giản nó chỉ là hiệu quả của khí hậu lạnh và mùa đông tối kéo dài của chúng tôi? Để đưa ra một câu trả lời rõ ràng và thỏa mãn cho câu hỏi này không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Một cuốn Eurobaromete (Phong vũ biểu châu Âu) được xuất bản gần đây đã làm cho những khác biệt nhất định giữa miền Bắc châu Âu và miền Nam châu Âu trở nên rõ ràng hơn. Dân số ở miền Bắc và Tây Bắc là những người đọc số lượng sách lớn hơn, có nhiều sách ở nhà và họ là những vị khách thường xuyên của các thư viện.

Tờ Eurobarometer (Phong vũ biểu châu Âu) được đề xướng bởi Ủy ban Liên minh châu Âu về số liệu thống kê (EUROSTAT), vào mùa thu năm 2001 với mục đích điều tra tình trạng về thói quen văn hóa và truyền thông đại chúng trong khối cộng đồng Liên minh châu Âu. Nghiên cứu đã được tiến hành ở tất cả các nước thành viên bằng phương pháp phỏng vấn cá nhân, với sự tham gia của 16.000 người từ độ tuổi 15 trở lên. Những người này đều nhận được các bộ câu hỏi giống hệt nhau, một vài trong số những câu hỏi này liên quan đến những thói quen đọc sách, về những cuốn sách được đọc ở mức độ nào, nếu họ sở hữu sách trong nhà mình, nếu họ sử dụng mạng Internet để mua sách, tần suất những ấn phẩm xuất bản thường kì xuất hiện trong những thói quen đọc sách của họ, và số lần họ đến thư viện như thế nào.

Được hỏi rằng họ có từng đọc một cuốn sách nào trong vòng 12 tháng vừa qua, đại đa số đều trả lời rằng có. Số còn lại, khoảng hơn 40% không đọc một cuốn sách nào trong quãng thời gian đó, cho dù đó là vì công việc, giáo dục hay vì bất kì một lý do nào khác.

Trong số những người có đọc sách, số đông hơn đọc để giải trí và không vì các lý do tương tự như công việc hay giáo dục. Một phần ba trong số những người đọc sách để giải trí đã đọc khoảng từ 1-3 cuốn sách, và cứ 4 người thì có 1 người đã đọc từ 4 đến 7 cuốn sách và một phần năm đã đọc nhiều hơn một cuốn sách trong một tháng. Những điểm khác biệt này nhìn chung rất đa dạng và tùy thuộc vào từng quốc gia.

Những người tham gia phỏng vấn cũng đã được hỏi rằng họ đã từng đến thăm các tổ chức, cơ quan văn hóa hay tham gia vào các sự kiện văn hóa khác nhau bao nhiêu lần, thường xuyên ở mức độ như thế nào trong vòng 12 tháng vừa qua. Câu trả lời chung nhất là các chuyến đến rạp chiếu phim, các thư viện và những địa điểm lịch sử. Các thư viện đưa ra hàng loạt sự lựa chọn về các loại hình dịch vụ và chúng ngày càng được sử dụng nhiều hơn để phục vụ mục đích giáo dục và để tìm kiếm thông tin. Mức độ mà các thư viện được sử dụng chính là sự phản ánh những thói quen, vấn đề liên quan đến đọc sách của một xã hội. Người Phần Lan là những người chăm chỉ đến thư viện nhất, theo sau đó là người Đan Mạch và người Thụy Điển.

Những chuyến đến thăm thư viện, đọc sách và sở hữu sách đều tuân theo mẫu hình địa lý giống nhau và dường như ngày càng rõ ràng, nổi bật ở khu vực phía Bắc và những vùng Tây Bắc của châu Âu.

Một sự thật được nhiều người biết đến đó là mức độ giáo dục và những nhân tố kinh tế xã hội khác nhau cũng ảnh hưởng đến thói quen đọc sách.

Thêm vào những điều trên một số nhân tố liên quan như các chuẩn mực và mức độ phổ biến, sẵn có của các hiệu sách và các thư viện. Người ta cho rằng giá cả của sách cũng đóng một vai trò và thói quen đọc sách còn bị ảnh hưởng, tác động bởi mức độ của thuế VAT giá trị gia tăng và bởi việc giá cả của sách có được kiểm soát hay không. Các đạo luật trực tiếp của chính sách văn chương và các dự án liều lĩnh kích thích các chương trình văn hóa đọc khác nhau cũng đóng vai trò rất quan trọng.

Các số liệu thống kê được cung cấp bởi Phong vũ biểu châu Âu quá thô sơ và nông cạn, hời hợt để có thể đưa ra được những câu trả lời thỏa đáng cho tầm quan trọng của các nhân tố khác nhau liên quan đến những thói quen đọc của Hội đồng Ủy ban Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, điều này cũng chỉ ra những phương hướng nhất định. Dường như có một mối liên hệ trực tiếp giữa chuẩn mực và tính chất dễ dàng tiếp cận của các thư viện công cộng đối với những thói quen đọc sách của con người. Những quốc gia có số lượng lớn những độc giả đọc sách chỉ đơn giản nhằm mục đích giải trí, thư giãn, thường thường luôn phát triển rất tốt những hệ thống thư viện công cộng.

II. Mục tiêu chính của chính sách phát triển văn hóa đọc

Quyền ngôn ngữ, về cơ bản thể hiện tính chất dân chủ và sự tự do ngôn luận. Người ta đạt được ngôn ngữ thông qua nền văn học và vì vậy mà ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong tất cả các chính sách văn hóa quốc gia. Trong một vài năm trở lại đây, Chính phủ đã coi vấn đề đó là một ưu tiên hàng đầu và sự hỗ trợ của nhà nước dành cho nền văn học và việc đọc đã tăng lên gấp đôi. Một phần đáng kể trong những phương pháp hỗ trợ này liên quan đến thiếu nhi và giới trẻ. 

(Ảnh minh họa: chungta.com)

Nhận xét, đánh giá những phương pháp này là một việc làm rất khó khăn trong thời gian ngắn hạn. Việc thay đổi thói quen đọc cần nhiều thời gian, song bất kể những mối đe dọa từ các phương tiện truyền thông đại chúng khác, những thói quen đọc sách của trẻ em dường như vẫn duy trì tương đối ổn định.

Mục đích hỗ trợ việc đọc sách báo, chủ yếu dành cho giới trẻ là một trong những mối quan tâm của chính sách văn học quốc gia. Năm thứ 5 liên tiếp, các thư viện của Thụy Điển đã nhận được số vốn hỗ trợ là 25 triệu Curon để phục vụ cho việc mua sách cho thiếu nhi và cho độc giả trẻ tuổi. Một phần lớn trong số những khoản vốn trợ cấp cũng bao gồm việc mua sách cho các thư viện trường học.

Một số thành phố coi những khoản vốn hỗ trợ này như là một phương pháp để sửa chữa những thiệt hại do những khoảng thời gian chịu sức ép về tài chính trong những năm đầu thế kỉ 19 gây ra. Một điều kiện để nhận được những khoản trợ cấp này đó là chính quyền, ủy ban của những thành phố này phải ghi chép báo cáo tình hình khoản vốn hỗ trợ đang được sử dụng như thế nào để gia tăng thói quen đọc sách của thiếu nhi và giới trẻ. Chính quyền, Ủy ban những thành phố đó đã thực hiện các biện pháp khác nhau để làm tăng lên sự hợp tác giữa các thư viện công cộng và thư viện trường học với nhau, cũng như là đưa những biện pháp, cố gắng kích thích đọc sách báo lên làm nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Khoản vốn trợ cấp thường được sử dụng như là một phương tiện để tiến hành vận động hành lang những chính trị gia của địa phương tham gia vào việc duy trì cấp độ và quy mô của những khoản trợ cấp đã từng nhận được.

Nhà nước cũng hỗ trợ nhiều chương trình, hoạt động đọc sách báo khác nhau dành cho trẻ em thiếu nhi và giới trẻ. Nhìn chung, việc hỗ trợ phát triển ngôn ngữ cho những trẻ em chưa đến tuổi đi học, những trẻ em khuyết tật và trẻ em không nói ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Thụy Điển là một phương pháp, nỗ lực lâu dài. Có rất nhiều các dự án hỗ trợ cho kế hoạch phát triển này bao gồm những khu vực rộng lớn: những quốc gia Bắc Âu, khu vực Barents, những đất nước ở khu vực phía Bắc, và một vài quốc gia riêng biệt khác nữa. Những báo cáo đáng báo động về tình trạng học sinh không có khả năng đọc hiểu các bài khóa thuộc loại phức tạp đã đưa ra những lý lẽ để cân nhắc, suy xét.

Từ năm 1999 Hội đồng Văn hóa của quốc gia Thụy Điển hằng năm đều xuất bản một catalô liệt kê các đầu sách dành cho thiếu nhi và sách dành cho những người trẻ tuổi. Năm nay, cuốn danh mục liệt kê này sẽ được xuất bản với số lượng 500 nghìn bản in. Mục đích chính của nó là để chỉ ra cho đông đảo công chúng thấy được phạm vi, quy mô của việc xuất bản ở thị trường đối tượng này. Để bổ sung, một cuốn danh mục liệt kê khác chuyên về nền văn học thiếu nhi trong những ngôn ngữ khác ngoài tiếng Thụy Điển gần đây đã được xuất bản. Trong đó bao gồm 240 tiêu đề sách trong 18 ngôn ngữ được phát hành bởi các nhà xuất bản trên đất nước Thụy Điển. Bên cạnh các trường học, các nhà xuất bản và một số lượng ngày càng gia tăng các tổ chức phi chính phủ (NGOs) cũng tham gia vào việc quảng bá sách và thúc đẩy, kích thích thói quen đọc cho trẻ em và giới thanh thiếu niên trẻ tuổi. Công việc của họ là kích thích, thúc đẩy các thói quen đọc sách báo là nhiệm vụ cực kì quan trọng.

III. Chính sách phát triển văn  hóa đọc

1. Chính sách phát triển sách

1.1. Thị trường sách Thụy Điển

Kể từ khi máy tính bắt đầu chiếm lĩnh thị trường, người ta thường xuyên đề cập đến sự tàn lụi, kết thúc của xuất bản sách. Những tin đồn luôn luôn có vẻ được phóng đại, cường điệu hóa bởi vì thực tế là ngày càng có nhiều sách hơn được xuất bản, nhiều hơn bất cứ thời điểm nào trong quá khứ. Hiệu quả lâu dài đã làm cho sách rẻ hơn và cũng dễ dàng tiếp cận hơn đối với dân chúng.

Mặc dù số lượng các ngôn ngữ trên đất nước Thụy Điển hạn chế song vẫn có một số lượng tương đối lớn các ấn phẩm xuất bản với đa dạng các chủ đề đem lại cho đất nước Thụy Điển sự lựa chọn vô cùng rộng lớn các tác phẩm văn chương, văn học có chất lượng cao. Tuy nhiên, sách vẫn tồn tại trong cuộc cạnh tranh dữ dội, gay gắt với các phương tiện truyền thông đại chúng khác, đặc biệt là lĩnh vực đọc giải trí. Đọc sách là một việc đòi hỏi tiêu tốn nhiều thời gian trong khi thời gian thì ngày càng trở thành một loại hàng hóa khan hiếm. Và thực tế là chúng ta tiêu tốn thời gian để đọc sách ít hơn nhiều so với việc chúng ta xem ti vi hay nghe đài…

Vô số các tác phẩm hư cấu, viễn tưởng được xuất bản và được bán với số lần xuất bản rất ít. Ở Thụy Điển, trong vòng 10 năm trở lại đây, doanh số trung bình trên mỗi tiêu đề sách đã giảm trung bình hằng năm 1.000 bản in. Điều này đã và đang khiến cho một số ít những tác phẩm bán chạy chiếm độc quyền một bộ phận lớn hơn trong tổng số doanh thu bán hàng. Các tác phẩm sách có nội dung, cốt truyện li kì, hấp dẫn được viết bởi nhà văn tài năng John Grisham đã giữ được vị trí của tác phẩm chiếm 15% trong tổng số doanh thu bán hàng của tổng thể nền văn học ở Hoa Kì trong rất nhiều năm. Và vì thế, khoảng cách giữa những tác phẩm bán chạy, được ưa chuộng với những tác phẩm được xuất bản số lượng ít ngày càng lớn hơn, mở rộng hơn nữa.

Những cuốn sách về chuyên môn lại giành được vị trí được ưa chuông hơn, ưu ái hơn. Mức độ giáo dục cao cùng với sự yêu thích dành cho sách chuyên môn về văn học ngày càng lớn khiến cho số lượng độc giả của loại sách này ngày càng lớn hơn.

Sự quan tâm chú ý xung quanh một cuốn sách trong thời đại ngày nay thường được tạo ra bởi những phương tiện truyền thông đại chúng khác và dưới những hình thức khác hơn nhiều so với trước đây. Những năm tháng khi mà một bài nhận xét, phê bình tốt đăng trong chuyên mục văn hóa của một tờ báo sẽ đảm bảo kích thích tăng doanh số bán hàng theo cách đúng nghĩa đen dường như đã thuộc về một thời đại đã trôi qua. Ngày nay, sự chú ý của các phương tiện truyền thông đại chúng thường xuyên được hướng đến phục vụ cho cá nhân tác giả hơn là phục vụ cho bản thân cuốn sách. Những cuốn sách bán chạy nhất thường xuyên được sáng tạo ra trong môi trường hợp tác cùng có lợi với truyền thông và các cơ quan, công ty quảng cáo. Có lẽ có khoảng mười trong số những tiêu đề này gây ra một ảnh hưởng quan trọng và to lớn đối với thương mại mậu dịch hàng năm.

Trong vòng 25 năm trở lại đây, những thay đổi cơ bản đã xảy ra đối với thị trường sách. Cấu trúc của việc xuất bản sách hiện nay được đặc trưng bởi những tổ chức liên minh có quy mô lớn, ngang bằng bởi những nhà xuất bản nhỏ hơn, nhưng cũng thường chuyên môn hóa hơn. Hàng loạt các nhà xuất bản trung gian từng tồn tại một thời, giờ đây hoặc đã sáp nhập vào những công ty lớn hơn hoặc đã biến mất hoàn toàn.

Khía cạnh bán lẻ của ngành kinh doanh cũng đã có những thay đổi. Đại đa số các hiệu sách giờ đây đã trở thành bộ phận của những chuỗi cửa hàng sách khác nhau. Mô hình buôn bán, thương mại kinh doanh truyền thống về sách cũng đã được hiện đại hóa và hợp lý hóa hơn nhiều.

Sách bán lẻ trên mạng Internet là một hiện tượng cho phép các khách hàng có thể tìm mua sách ở bất kì thời gian hay không gian nào. Bạn có thể xuất bản, đặt mua… và đọc các tác phẩm văn học thông qua mạng Internet. Công nghệ kĩ thuật mới này có lẽ sẽ trở thành một mối đe dọa đối với những người bán sách ở địa phương, tuy nhiên công nghệ này cũng có thể mở ra hàng loạt các cơ hội mới cũng như tạo nên những lợi thế cạnh tranh.

Công nghệ khoa học vi tính cũng đem lại những phương pháp mới để xuất bản sách. E-book tức là sách điện tử cùng tồn tại với tư cách là một phương tiện truyền thông để lưu trữ những cuốn sách đã xuất bản thời gian trước đây cũng như là dành cho việc xuất bản những cuốn sách mới nhưng không phải dưới dạng bản in. Một cuốn sách truyền thống luôn được phân phối với một số lượng xuất bản cố định, với những bản in hoàn toàn giống nhau và được giới hạn phân phối về mặt địa lý, trong khi đó một văn bản, tài liệu điện tử có thể mang nhiều hình thức xuất hiện khác nhau, bất kể thời gian và không gian.

1.2. Chính sách thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với sách

Cùng với Đan Mạch, cho tới thời gian gần đây, Thụy Điển  đứng đầu trong số các nước châu Âu về tỉ lệ thuế VAT đối với sách ở mức 25%. Vấn đề giảm thuế VAT đối với sách đã từ lâu trở thành chủ đề cho những cuộc bàn bạc, thảo luận chuyên sâu. Cuối cùng, sau một chiến dịch thành công dưới sự lãnh đạo của hiệp hội các nhà xuất bản sách, năm nay Chính phủ đã quyết định cắt giảm thuế giá trị gia tăng VAT xuống còn 6%, như là một sự bổ sung cho các phương thức hỗ trợ, giúp đỡ khác và các phương pháp quảng bá, tiếp thị để gia tăng số lượng độc giả.

(Ảnh minh họa: phunutoday.vn)

Tuy nhiên, nếu như sự cắt giảm thuế giá trị gia tăng VAT có hiệu quả cả về mặt văn hóa và chính trị thì nó cũng yêu cầu các nhà xuất bản, những đại lý bán lẻ sách, những câu lạc bộ hội người yêu sách, những cửa hàng, đại lý chính và những người tham gia khác đảm bảo chắc chắn rằng hiệu quả về mặt tài chính vẫn được duy trì và giữ nguyên mức độ.

Cùng với những điểm xuất phát này, một chính sách về giá sách chính thức của chính phủ sẽ phát động và thúc đẩy mọi thứ.

Bản hiệp ước sẽ hết sức chú ý đến những điều tra mở rộng về các xu hướng giá cả của sách, cho các tạp chí xuất bản định kì và những ấn phẩm khác dưới tác động của cuộc cắt giảm mức thuế trong vòng ba năm tiếp theo. Nó cũng nhằm mục đích đảm bảo chắc chắn cho người tiêu dùng, khách hàng nhận được lợi ích tối đa từ việc cắt giảm này. Một nhiệm vụ khác nữa của bản hiệp ước này là nhằm phục vụ cho sở thích, khẩu vị đọc của số lượng độc giả ngày càng gia tăng, trong tất cả mọi lĩnh vực, khía cạnh và để nhằm giải thích được những hiệu quả đã thu được từ việc cắt giảm thuế giá trị gia tăng.

Tính đến thời điểm hiện tại, bản hiệp ước này dường như đã đạt được hiệu quả mà người ta mong muốn ở nó, đó là việc giúp cho khách hàng, những người tiêu dùng được hưởng những lợi ích tối đa của công cuộc giảm thuế giá trị gia tăng VAT. Tuy nhiên, dường như những khách hàng của các tạp chí xuất bản thường kì lại không thu được hiệu quả tối đa này. Chính sách cắt giảm dường như được sử dụng chỉ để tăng cường nguồn tài chính riêng của các tạp chí xuất bản định kì mà thôi.

Việc cắt giảm thuế giá trị gia tăng và sự tập trung mục tiêu vào sách đã dẫn đến sự gia tăng trong số lượng sách được mua. Song vẫn còn là quá sớm để khẳng định rằng liệu việc cắt giảm thuế VAT này sẽ có thể có ảnh hưởng lâu dài đối với các phong cách đọc hay không.

1.3. Quỹ hỗ trợ quốc gia cho lĩnh vực xuất bản

Qũy này nhằm đảm bảo cho người đọc có sự lựa chọn đa dạng phong phú đối với các sách có chất lượng.

Quỹ hỗ trợ quốc gia, như là một phương pháp quảng bá, tiếp thị và duy trì các tiêu chuẩn chất lượng và tính chất đa dạng phong phú trong lĩnh vực xuất bản sách, đã được ra mắt từ năm 1975. Bên cạnh Na uy, Thụy Điển là quốc gia châu Âu duy nhất có một quỹ hỗ trợ toàn diện của quốc gia dành cho lĩnh vực xuất bản sách. Mục đích của việc thành lập quỹ này là nhằm đảm bảo cho độc giả có một sự lựa chọn đa dạng về các tiêu đề có chất lượng cao. Nền tảng cơ sở đó là các khoản chi phí đối với xuất bản sách cùng với giá sách đang tăng cao, số lượng sách được ra mắt công chúng thì suy giảm, và những khó khăn thì ngày càng gia tăng trong việc sáng tạo ra những đầu đề sách trong một thị trường nhỏ bé đến vậy.

Cơ cấu nên một hệ thống quỹ hỗ trợ và áp dụng nó vào một thị trường tự do hóa ra lại là một công việc, nhiệm vụ tương đối tế nhị. Chức năng của tiền trợ cấp chính là chức năng của một tác nhân kích thích toàn diện, tổng thể. Nó không phải là một khoản trợ cấp trong ngành công nghiệp như được hiểu theo nghĩa thông thường, mà nó là khoản tiền trợ cấp mang tính chọn lựa cẩn thận dành cho một khu vực thành phần của thị trường, xét về khía cạnh chính sách văn hóa và văn học thì điều này thực sự có ý nghĩa quan trọng.

Hệ thống được quản lý bởi Hội đồng Văn hóa quốc gia Thụy Điển, được thiết kế, xây dựng nhằm cấp vốn hỗ trợ cho từng tư cách tiêu đề cá nhân trong tổng thể của nền văn học. Mục đích của khoản tiền hỗ trợ này với điều kiện không có sự kiểm soát chặt chẽ quá mức là nhằm để củng cố, nâng cao những điều kiện về tài chính cho những nhà xuất bản, những điều kiện sẽ cho phép họ có thể chấp nhận và chịu những rủi ro khi xuất bản những tiêu đề sách không được chờ đợi, không được người ta hi vọng sẽ đem lại doanh thu lợi nhuận tức thì.

Hằng năm, có khoảng hơn 700 tiêu đề sách được cấp hỗ trợ tài chính. Chúng được lựa chọn bởi rất nhiều các nhóm chuyên gia độc lập với nhau. Tiêu chí lựa chọn là chất lượng văn chương, và chỉ chất lượng văn chương mà thôi. Điều này có nghĩa là kể cả tác phẩm của những tác giả đã từng đoạt giải Nobel cũng có thể bị từ chối. Đánh giá chất lượng đôi khi là một nhiệm vụ đòi hỏi sự tinh tế và nhạy bén, song thật đáng ngạc nhiên là hệ thống này đã và đang làm việc rất tốt. Rất ít quyết định đưa ra gặp phải sự chất vấn của mọi người. Dường như có một sự đồng lòng, nhất trí giữa mọi người về thể loại văn chương nào nên được hỗ trợ, giúp đỡ.

Hầu hết các khoản hỗ trợ có thể được áp dụng sau khi được công khai. Mục đích của việc này là nhằm giảm thiểu nguy cơ chính phủ nhà nước gián tiếp đặt ra các tiền lệ cho việc xuất bản. Khoản hỗ trợ này sẽ được kết nối với một điều khoản nhằm đảm bảo duy trì giá cả ở mức thấp nhất: các nhà xuất bản không được vượt quá những mức giá cả tối đa đã được định rõ để sản xuất ra các cuốn sách nếu họ muốn xin trợ cấp vốn cho những đầu đề sách đó. Ngân quỹ hằng năm chỉ vừa đủ 50 triệu SEK (5.308.644 Euro) một năm, số tiền này vừa đủ cho khoảng 700 đầu sách hoặc một nửa trong khối lượng các tiêu đề đã ứng xin trợ cấp.

Mỗi đội phụ trách một chương trình, đưa ra quyết định dựa trên các đơn xin trợ cấp. Mỗi đội nhóm bao gồm các tác giả, các biên dịch viên, các giáo viên, thủ thư và các chuyên gia có đủ tài năng để có thể đánh giá các hồ sơ xin tài trợ trong những lĩnh vực chủ đề mà họ đã chọn. Hằng năm, họ họp mặt nhau từ 4 đến 6 lần, mỗi cuốn sách được đánh giá, thẩm định bởi ít nhất hai người đọc. Việc hỗ trợ, giúp đỡ cho xuất bản sách được Hội đồng Văn hóa quốc gia Thụy Điển quản lý, theo dõi sát sao. Chất lượng văn học và chất lượng của nội dung là những tiêu chí để xét duyệt hỗ trợ tài chính. Vấn đề dịch thuật cũng phải được xem xét quan tâm khi những cuốn sách có nguồn gốc từ nước ngoài. Trong trường hợp những tác phẩm kinh điển, chúng ta cũng phải xác định chắc chắn xem tác phẩm đó đã có sẵn trên thị trường sách của Thụy Điển hay chưa.

Hệ thống được thiết lập vào năm 1975 và hiện nay vẫn đang hoạt động, vận hành tốt với những khái niệm, tư tưởng đầu tiên. Hệ thống này cũng đã trở thành một bộ phận của lĩnh vực xuất bản sách. Sự hủy bỏ hệ thống sẽ gây ra những hỗn loạn, lộn xộn và thậm chí là cả những thiệt hại nữa. Đối với những nhà xuất bản sách trên quy mô lớn, nguồn vốn tài trợ chỉ giữ một vai trò nhỏ bên lề, trong khi đối với những nhà xuất bản nhỏ và vừa thì chúng lại đóng vai trò cực kì quan trọng, quyết định lớn đến sự tồn tại của họ.

Cho dù các nguồn vốn hỗ trợ được cung cấp cho khu vực thành phần xuất bản hoạt động một cách hợp lý, thực hiện tốt chức năng của mình thì mục tiêu đưa nền văn học trở nên phổ biến rộng rãi vẫn gặp thất bại. Một hệ thống phân phối mới đối với các thư viện công cộng và khoảng 100 hiệu sách đã được thành lập vào năm 1999.

Bên cạnh đó, Enbok föralla AB - Công ty trách nhiệm hữu hạn A Book for Everybody (tạm dịch là Một cuốn sách cho mọi người), là một nhà xuất bản sách,  đã nhận một khoản trợ cấp 10 triệu đồng Curon nhằm xuất bản các tác phẩm có chất lượng tốt với giá cả xuất bản phải chăng và số lượng lớn. Kể từ năm 1986, cũng có một khoản trợ cấp khoảng 2 đến 3 triệu đồng Curon một năm trong một khoảng thời gian giới hạn dành cho các đợt xuất bản những tác phẩm kinh điển cung cấp cho các trường học.

Tổng chi phí dành cho chính sách văn học của nhà nước là khoảng 90 triệu SEK hay khoảng 93.555.000 Euro/năm. Xét trong mối tương quan với tổng doanh thu mà khu vực thành phần xuất bản này đem lại thì lượng chi phí đó chỉ đóng vai trò quan trọng bên lề. Tuy nhiên, sự hỗ trợ giúp đỡ mang tính chọn lọc này vẫn là một phần quan trọng không thể thiếu trong bất kì chính sách văn học quốc gia nào.

2. Chính sách phát triển thư viện

Mục tiêu của chính sách thư viện của Thụy Điển là đưa những tác phẩm văn học có chất lượng cao và những cuốn sách quý trở nên dễ dàng tiếp cận với tất cả mọi người, cho dù bạn sống ở xa Stockholm (thủ đô của Thụy Điển) hay trong những thành phố lớn khác. Chắc chắn phải có những hiệu sách, thư viện hoặc các phương tiện, hình thức phân phối sách khác ở những vùng có diện tích, quy mô rộng lớn song lại thưa thớt về dân cư. Hiện nay có khoảng 400 nghìn hiệu sách, một số câu lạc bộ sách, khoảng 1500 đơn vị thư viện công cộng, một số lượng lớn các thư viện trường học và khoảng hơn 100 nghìn thư viện lưu động ở khắp 289 thành phố chính quyền tự trị của Thụy Điển.

2.1. Phát triển hệ thống thư viện công cộng

Các thư viện công cộng- một phương pháp để vươn tới, tiếp cận với độc giả. Nếu không có các thư viện, rất nhiều các cuốn sách sẽ không thể đến được với độc giả của chúng. Đối với một tác giả, người chỉ bán những ấn phẩm nhỏ qua những hiệu sách thì việc sách của họ được trưng bày trong một thư viện trở nên cực kì quan trọng. Mặc dù ngày nay người ta hoàn toàn có thể có được sự sở hữu một hay nhiều cuốn sách thông qua mạng internet hoặc thông qua những câu lạc bộ người yêu sách, những thư viện vẫn có một vai trò quan trọng với tư cách là những người trung gian môi giới, phương tiện của những cuốn sách.

Các thư viện công cộng có trách nhiệm chung cho 289 chính quyền địa phương trên khắp đất nước Thụy Điển. Các thư viện này được mở cửa hơn 33000 giờ trong một tuần. Hệ thống nhân viên làm việc trong các thư viện này thường xuyên được đào tạo, tập huấn để lựa chọn và cho mượn các đầu sách.

Năm 2002, những khoản trợ cấp của thư viện công cộng dành cho việc mua sách đã bị cắt giảm trong khi cùng lúc đó, số lượng các đầu sách, ấn phẩm được xuất bản ngày càng tăng lên. Một phần trong toàn bộ ngân quỹ của các thư viện là do các phương tiện thông tin đại chúng đem lại, chiếm khoảng 12%.

Khi mà những trợ cấp về sách bị cắt giảm, sẽ có một nguy cơ xảy ra, đó là những tiểu thuyết, những tập thơ, bản dịch từ những ngôn ngữ ít người biết đến hơn và những cuốn sách viết bởi những tác giả ít nổi tiếng hơn sẽ gặp phải tình trạng bị dừng mua. Có hai cách để lựa chọn khi mà những khoản trợ cấp bị cắt giảm, một là bằng cách cố gắng duy trì một số lượng lớn các tác phẩm bằng việc mua nhiều sách nhưng giảm lượng mua các bản photo của mỗi cuốn, hai là mua ít hơn số lượng các đầu sách nhưng duy trì con số các bản in, photo của mỗi cuốn. Nhiều thư viện của Thụy Điển đã chọn cách duy trì một số lượng lớn các đầu sách, điều đó có nghĩa là những cuốn sách được mọi người yêu cầu nhiều nhất thường sẽ không thể tìm được trên giá sách trong các thư viện.

Có những sự khác biệt rất lớn giữa các ủy ban chính quyền địa phương. Có một vài thư viện cho phép mỗi người dân mua sách và các phương tiện truyền thông đại chúng khác với chi phí 100 SEK tương đương với 10,6 EURO hoặc nhiều hơn trên một người/một năm, nhưng những thư viện khác mua sách thì với chi phí 13 SEK tương đương với 1,4 EURO/người/năm. Đó là một lý do vì sao các hiệp ước, thỏa thuận chính thức về việc yêu cầu, hỏi mua sách đã đem lại hàng loạt các đề xuất, kiến nghị yêu cầu được giúp đỡ, hỗ trợ đối với vấn đề phổ biến sách và phát triển thói quen đọc thông qua các thư viện và thương mại mậu dịch lĩnh vực sách. Trong số những lý do khác, sự hỗ trợ giúp đỡ của nhà nước dành cho nền văn học, như đã đề cập đến bên trên, đã được bổ sung bằng một hệ thống phân bổ hỗ trợ. Hội đồng Văn hóa Quốc gia Thụy Điển (Kulturradet) trả cho mỗi nhà xuất bản 50% giá trị ròng của cuốn sách để đền bù cho việc cuốn sách đó sẽ được phân phối đến các thư viện và các hiệu sách.

2.2. Các thư viện mua những sách gì?

Hệ thống phân phối sẽ có tác động, ảnh hưởng gì đối với các chính sách mua của một thư viện? Liệu các thư viện có mua ít bản photo của các cuốn sách được Chính phủ hỗ trợ hơn? Nếu có, họ sẽ sử dụng nguồn vốn quỹ mà họ đã tiết kiệm được như thế nào? Phương pháp thứ hai là việc cho mượn các cuốn sách nhận được hỗ trợ của Chính phủ đang được tiến hành điều tra, và phương pháp thứ ba sẽ bao gồm các vấn đề của việc hỗ trợ phân phối và xử lý.

Theo một nghiên cứu chưa được kết thúc hoàn toàn thì hiện có một vài xu hướng rõ rệt. Trong tất cả các thư viện, trong số các ấn bản được nhận hỗ trợ, tỉ lệ được mua bởi các thư viện khác cao nhất là sách ở khu vực văn học dành cho thiếu nhi và giới trẻ, con số trung bình là 83%. Tiếp theo đó là văn học hư cấu, giả tưởng viết bằng tiếng Thụy Điển, văn học dịch thuật và văn học hiện thực. Như đã được trông đợi, các ủy ban chính quyền địa phương lớn nhất đã mua nhiều đầu sách hơn những địa phương nhỏ hơn.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng từ 25-30% trong tổng số các tác phẩm văn học hư cấu, giả tưởng được phân phối đến các thư viện rất hiếm khi hoặc không bao giờ được mượn, phần lớn trong những tác phẩm được mượn đó lại là các tập thơ. Cố gắng, nỗ lực phổ biến văn học có chất lượng tốt đến với độc giả đã đặt ra nhiều câu hỏi về vai trò của các thư viện.

Trách nhiệm của các thư viện đối với văn học chất lượng là gì? Liệu ở các thư viện có giống như các hiệu sách và các câu lạc bộ người yêu sách, luôn chỉ có một sự lựa chọn giống nhau hay không, hay vẫn có cơ hội nào đó cho những sở thích, “khẩu vị” khác lạ và đặc biệt? Điều gì sẽ xảy ra với hồ sơ nội tại của các thư viện nhỏ khi mà trong các thư viện này tràn ngập các đầu sách nhận được hỗ trợ của nhà nước? Bạn có thể chỉ cho mượn một thứ gì đó chỉ để quảng cáo, tiếp thị và những nỗ lực để phát triển văn hóa đọc, thói quen đọc hay không? Liệu tất cả các cuốn sách ấy có được đọc? Thí nghiệm với sự phân phối các tác phẩm văn chương có chất lượng sẽ chỉ ra rằng liệu bản thân việc tiếp cận dễ dàng hơn đối với văn học có tạo ra nhu cầu hay liệu rằng khi sách đến được với độc giả thì có phải họ sẽ có nhu cầu lớn hơn đối với nhiều sách hơn?

IV. Kết luận

Chính sách phát triển văn hóa đọc của nhà nước đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc tạo thói quen đọc sách nâng cao kiến thức trong tất cả các lĩnh vực./.

Thu Hiền lược dịch (Nguồn: CW.org)

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×