Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Bình Định: Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trong thời kỳ hội nhập

30/05/2022 | 08:39

Sở VH&TT đang tích cực phối hợp với các địa phương liên quan để chuẩn bị tổ chức Ngày hội VH-TT các dân tộc thiểu số miền núi tỉnh lần thứ XVI - năm 2022 (diễn ra từ ngày 16 – 18/6) tại huyện Vĩnh Thạnh với chủ đề "Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Ðịnh trong thời kỳ hội nhập và phát triển bền vững đất nước".

Bình Định: Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trong thời kỳ hội nhập - Ảnh 1.

Giao lưu nghệ thuật cồng chiêng - một trong những hoạt động văn hóa, văn nghệ sẽ có trong Ngày hội.

Ngày hội VH-TT các dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Bình Định lần thứ XVI sẽ có 5 phần thi: Trại đẹp, biểu diễn nghệ thuật quần chúng, người đẹp ngày hội, trình diễn lễ hội dân gian, trình diễn nghề thủ công truyền thống; và 2 hoạt động giao lưu văn hóa là giao lưu nghệ thuật cồng chiêng, giao lưu nghệ thuật ẩm thực. Ngày hội quy tụ 6 đoàn nghệ nhân, diễn viên, VĐV đến từ các huyện: Vĩnh Thạnh, Vân Canh, An Lão, Tây Sơn, Phù Cát, Hoài Ân.

Là địa phương đăng cai, huyện Vĩnh Thạnh đã chủ động ban hành kế hoạch tham gia Ngày hội thành công, an toàn, tiết kiệm; đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới.

Ông Lê Văn Vinh, Trưởng Phòng VH-TT huyện Vĩnh Thạnh, cho biết: "UBND huyện đã xây dựng kế hoạch phân công nhiệm vụ thành viên ban tổ chức theo từng ngành để chuẩn bị tham gia Ngày hội; đồng thời chỉ đạo UBND các xã, thị trấn triển khai khâu đảm bảo vệ sinh môi trường, trang trí trực quan. Riêng đối với công tác chuẩn bị thì Trung tâm VH-TT&TT huyện phụ trách những nội dung về tập luyện, tuyển chọn nghệ nhân, diễn viên, VĐV tham gia theo kế hoạch của tỉnh".

Ngày hội là dịp để đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh được gặp gỡ giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong xây dựng đời sống văn hóa, phát triển KT-XH, góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số miền núi trên địa bàn tỉnh. Thông qua Ngày hội còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ niềm tự hào văn hóa truyền thống của dân tộc mình, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện có hiệu quả phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, Xây dựng nông thôn mới.

Ông Võ Chí Hà, Phó Giám đốc Trung tâm VH-TT&TT huyện Hoài Ân, chia sẻ: Triển khai kế hoạch của tỉnh và UBND huyện, chúng tôi đã lên thiết kế, triển khai làm nhà trại mang bản sắc đặc trưng riêng của đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương. Cùng với đó, Trung tâm cũng đã làm việc với 3 xã Ðak Mang, Bok Tới và Ân Sơn, chuẩn bị cho đồng bào Bana, H're các xã tập luyện chương trình văn hóa, văn nghệ, TDTT mới hơn so với những năm trước; trong đó, chúng tôi tập trung vào thế mạnh của từng xã, như Bok Tới chú trọng mảng văn hóa, văn nghệ, còn với Ðak Mang, Ân Sơn thì phát huy thế mạnh ở mảng TDTT.

Ngày hội là một trong những hoạt động thiết thực nhằm thực hiện Đề án của Bộ VH-TT&DL về "Chương trình hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2030". Sở VH&TT đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong khâu chuẩn bị tham gia Ngày hội.

Ông Huỳnh Văn Lợi, Phó Giám đốc Sở VH&TT, cho biết: Ngày hội lần này được tổ chức sẽ giảm 2 môn thi đấu TDTT là phóng lao, chạy vượt đồi dốc, nhưng không hạn chế số lượng nghệ nhân, diễn viên, VĐV tham gia. Chúng tôi đã phối hợp với huyện Vĩnh Thạnh khảo sát sân bãi để bố trí phần thi trại đẹp, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT đảm bảo chất lượng, đáp ứng các điều kiện về phòng, chống dịch, an ninh trật tự, an toàn vệ sinh thực phẩm…

Theo Báo Bình Định

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×