Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum

24/04/2017 | 11:39

Đề án “Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum” đã được UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt tại Quyết định số 322/QĐ-UBND ngày 19/4/2017.

Ảnh minh họa (nguồn: kontumquetoi.com)

Trong xu thế hội nhập và phát triển, sự phát triển của kinh tế thị trường xâm nhập sâu vào từng thôn, làng, hộ gia đình của người dân tộc thiểu số đã tác động đến đời sống kinh tế, văn hóa xã hội, phong tục tập quán của đồng bào, từ đó ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của các nghề truyền thống, một số nghề có giá trị văn hóa truyền thống đã bị mai một.

Do đó, cần có một chương trình tổng thể nhằm định hướng cho việc bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh, góp phần bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số tại chỗ; tạo cơ sở pháp lý để các đơn vị, các địa phương căn cứ tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả; kêu gọi các tổ chức, cá nhân đầu tư nguồn lực để phát triển nghề, đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số tại chỗ, tạo việc làm, tăng thu nhập, phát triển kinh tế hộ gia đình góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XV Đảng bộ tỉnh Kon Tum. Vì vậy, việc xây dựng Đề án “Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum” là rất cần thiết.

Đề án bao gồm 3 phần chính: Thực trạng nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ tỉnh Kon Tum; Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ; Tổ chức thực hiện.

Đề án bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ được triển khai sẽ góp phần thiết lập hệ thống sản xuất sản phẩm của nghề truyền thống, bảo tồn nghề truyền thống có xu hướng mai một, thất truyền và lưu giữ nghề truyền thống, sản phẩm nghề truyền thống đặc trưng mang tính văn hóa và nghệ thuật của các dân tộc; góp phần tích cực giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc kết tinh trong sản phẩm nghề truyền thống; phát triển kinh tế nông thôn, giải quyết việc làm; tăng cường chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới;…/.

Hằng Đinh

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×