Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Bắc Ninh: Thúc đẩy hợp tác công tư lĩnh vực văn hóa

01/04/2024 | 11:12

Hợp tác công tư trong lĩnh vực văn hóa là việc làm cần thiết góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030. Đây là một trong những phương thức được các chuyên gia đánh giá cao, là hướng đi phù hợp xu thế trong bối cảnh đẩy mạnh xã hội hóa toàn diện nhằm huy động sức mạnh tổng hợp các nguồn lực xã hội đưa văn hóa phát triển.

Quan tâm bảo tồn, phát huy, hướng tới khai thác hiệu quả nguồn lực di sản văn hóa, thời gian qua Bắc Ninh tích cực chỉ đạo triển khai thực hiện các Đề án như: Phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; tổng kiểm kê và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2023 -2025; triển khai mô hình tổ chức hoạt động trình diễn các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tại một số điểm du lịch phục vụ nhân dân và khách du lịch; đề án “Chợ ẩm thực đêm gắn với tuyến phố đi bộ cuối tuần”, tạo cụm chuyên doanh trên địa bàn các phường trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, thành phố Từ Sơn, từng bước hình thành những địa chỉ văn hóa, vui chơi, mua sắm cho người dân và du khách.

Bắc Ninh: Thúc đẩy hợp tác công tư lĩnh vực văn hóa - Ảnh 1.

Nghiên cứu mở rộng mô hình hợp tác công tư, thu hút khách du lịch về Bắc Ninh. Trong ảnh: Nhân dân và du khách quốc tế xem trình diễn nghệ thuật truyền thống tại Trung tâm Bảo tồn tranh dân gian Đông Hồ (Thuận Thành).

Bắc Ninh cũng luôn chủ động mở rộng giao lưu, hợp tác văn hóa với các tỉnh bạn, các quốc gia và vùng lãnh thổ có doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh; thực hiện đa dạng hóa các hình thức văn hóa đối ngoại, góp phần quảng bá hình ảnh, văn hóa, con người Bắc Ninh với bạn bè trong nước và quốc tế. Công tác quản lý nhà nước về văn hóa và du lịch được quan tâm tăng cường mọi mặt, nhất là lĩnh vực quản lý kinh doanh các dịch vụ văn hóa có điều kiện; lĩnh vực quảng cáo; công tác tổ chức lễ hội; kinh doanh dịch vụ du lịch... Hoạt động văn hoá, văn nghệ có nhiều đổi mới, sáng tạo về quy mô và hình thức thể hiện. Ý thức người dân trong việc bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại phù hợp với thực tiễn. Đáng chú ý, qua hơn 2 năm thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc từ tháng 11-2021, nhận thức về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của văn hóa đối với việc xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội, tạo động lực thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững được nâng lên rõ rệt. Nguồn lực đầu tư cho văn hóa, thể thao và du lịch tiếp tục được tỉnh quan tâm, tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2021 là 150.782.000.000 đồng; năm 2022 tăng lên 162.192.100.000 đồng; năm 2023 là 181.929.000.000 đồng... Cùng với ngân sách nhà nước, công tác xã hội hóa đã và đang từng bước mang lại một luồng sinh khí mới trong toàn bộ các lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch. Tuy vậy, việc huy động các nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, du lịch còn nhiều khó khăn, rào cản nên chưa huy động được hết tiềm năng của quần chúng nhân dân. Hiện nay, tư nhân vẫn khá dè dặt rót vốn đầu tư vào lĩnh vực văn hóa, bởi “văn hóa là một loại hàng hóa đặc biệt” phụ thuộc nhiều yếu tố về mặt không gian, thời gian, chủ thể văn hóa. Song vướng mắc cơ bản là chưa có hành lang pháp lý thực sự rõ ràng, minh bạch, tạo thuận lợi cho khối tư nhân có thể tham gia đồng hành cùng nhà nước. Theo phân tích của giới chuyên gia, với một tỉnh có thế mạnh đặc thù là di sản văn hóa như Bắc Ninh cần một bước đi đột phá, thay đổi phương thức tiếp cận về đầu tư phát triển văn hóa, du lịch. Sớm tham mưu đề xuất cơ chế, quy định về đối tác công tư trong lĩnh vực văn hóa để có thể thu hút được nhiều hơn nguồn lực tài chính và trí tuệ của xã hội đầu tư vào các công trình, thiết chế và hoạt động văn hóa. Trong đó, nhà nước đầu tư phần hạ tầng cơ bản, còn tư nhân tham gia đầu tư các dự án khai thác giá trị gia tăng. Đây là hướng đi thích hợp, có khả năng thành công rất cao bởi khu vực tư nhân có những thế mạnh về khả năng giải quyết vấn đề nhanh, hiệu quả mà không phải trải qua các thủ tục hành chính phức tạp, kéo dài thời gian về mua sắm công. Trong khi đó, khu vực nhà nước có những lợi thế về thẩm quyền, không gian, đội ngũ chuyên gia có thể giúp hoạt động văn hóa đi vào chiều sâu, nâng chất, nâng tầm…

Theo Báo Bắc Ninh

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×